Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận ở khu dân cư xã Bồng khê
Với chức năng, vai
trò, vị trí, nhiệm vụ quan trọng của Ban công tác mặt trận khu dân cư, trong những
năm qua, MTTQ xã Khê khê đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận ở khu dân cư, đã thật sự có nhiều chuyển biến tích cực, chất
lượng hoạt động được nâng lên, tổ
chức sinh hoạt chuyên đề, tổ chức tuyên truyền pháp luật tại 11 thôn, bản như:
tổ nhóm, cụm liên gia, với 1.401 lượt người tham
gia, bà con
nhân dân, tôn giáo tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu;
tổ tự quản tăng cường công tác hòa giải; khu dân cư không có tội phạm, vận động Nhân dân tích cực tham gia cuộc vận động
“ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới,
đô thị văn minh”, đóng góp ngày công lao động, hiến đất, cây cối, bờ rào, hoa màu… để xây dựng tuyến đường nội thôn, nội
đồng, mương thoát nước, mở rộng hội trường thôn, sân khấu ngoài trời, sân bóng đá mi ni, đường
cờ, đường điện với kinh phí 1.078,000đ, với tổng chiều dài khoảng 5km, tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất
hiến cây, hiến bờ rào xây để làm đường giao thông tại các thôn Liên trà, Lam Bồng,
Tân Hòa, Thanh Nam, 2/9,...với tổng diện tích người dân đã hiến 1.940m đất quy thành tiền
1.340.000.000đ

Bà
con nhân dân xã Bồng Khê tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Vận động chương trình 1838 xây dựng và sửa chữa nhà ở
cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở tổng số tiền 109.859.000đ, vận động giúp đỡ người nghèo, an sinh xã hội thăm hỏi 12 hộ gia đình ốm đau hoạn nạn 84.500.000đ,
thăm hỏi tăng qua tân binh lên đường nhập ngũ 11.500.000đ; thăm hỏi các gia
đình chính sách ngày 27/7 tặng suất 69 suất quà tổng số tiền 10.900.000, vận
động tết vì người nghèo Quý mão 2023 giáp thìn 2024 tổng số tiền: 166.166.000; Qua các hoạt động trên, đã xuất hiện
nhiều mô hình mới, như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong, tổ
nhóm, cụm liên gia bà con tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi
khí hậu; tổ tự quản tăng cường công tác hòa giải; khu dân cư không có tội phạm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tăng
cường tình đoàn kết, gắn bó Nhân dân trong cộng đồng, Xây dựng người cán bộ Mặt trận gần dân, trọng dân, lắng
nghe ý kiến nhân dân, thực hiện tốt nội dung “Rèn luyện tư cách người cán bộ
Mặt trận”…

Biểu dương khen thưởng tại ngày Hội đại đoàn kết dân
tộc 18 tháng 11 cho 55 hộ gia đình tiêu biểu, và 73 cá nhân tổng số
14.700.000đ
Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai,
Sự phối hợp hoạt động giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân và các đoàn
thể với nhau chưa chặt chẽ thiếu đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo.
Ban
công tác Mặt trận ở khu dân cư có khối lượng công việc lớn song hiện nay Trưởng
ban Công tác Mặt trận kiêm nhiệm nhiều chức danh (Bí thư chi bộ, Tổ trưởng Tổ
dân vận, Tổ trưởng Tổ hòa giải...), chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nhiều
tổ chức, khối lượng công việc nhiều. Mặt khác, nhiều người coi công việc tham
gia hoạt động xã hội chỉ là phần phụ, còn chính yếu phải lao động, sản xuất,
phát triển kinh tế, công việc gia đình, nên việc giành thời gian, trí tuệ, công
sức cho công tác mặt trận có lúc, có nơi còn hạn chế.
Những giải pháp đồng bộ, hiệu quả:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối
với cán bộ Ban công tác Mặt trận; Thực
hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Mô hình tổ chức Bí thư chi
bộ kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư góp phần tinh gọn bộ máy tổ
chức địa phương và mang lại hiệu quả đáng ghi nhận trong công tác tuyên truyền
đường lối của Đảng, chính sách, chủ trương của Nhà nước đến nhân dân; Tuy
nhiên, Ban Công tác Mặt trận còn thực hiện chức năng giám sát, trong khi Bí thư
chi bộ cũng là đối tượng chịu sự giám sát nên nếu bố trí kiêm nhiệm sẽ dẫn đến
“vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Do vậy để mô hình phát huy hiệu quả, điều quan
trọng nhất là cần sự vào cuộc của cấp ủy trong khâu lựa chọn, bố trí những cán
bộ hội đủ các yêu cầu để cùng lúc “gánh hai vai”; đồng thời chú trọng công tác
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ này.
Thứ hai, Thường
xuyên “gần dân, sát dân, hiểu dân, trọng dân, nghe dân nói, nói dân nghe, làm
dân tin” tạo nên sự thống nhất giữa “ý Đảng lòng dân”, tăng cường đoàn kết,
khơi dậy các nguồn lực trong Nhân dân “lấy sức dân để xây dựng cuộc sống cho
Nhân dân”, lấy đoàn kết để phát huy sức mạnh của mọi tổ chức và cá nhân, lấy việc
động viên, thực hiện dân chủ và công khai, minh bạch ở cộng đồng dân cư làm
phương châm hành động.
Như vậy: Trong quá trình hình thành và phát triển, hoạt động của các Ban Công
tác Mặt trận ở khu dân cư đã góp phần to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị
của địa phương, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn
dân cư... tạo nên sức mạnh tổng hợp, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội. Đây cũng là cầu nối quan trọng trong việc vận động, tuyên truyền những chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp nhân dân./.